Ngày 19/06/2021 18:15

Măng cụt có 4 điều kiêng kỵ nhất định phải biết, người tiểu đường có ăn măng cụt được không?

Măng cụt là trái cây phổ biến ở Việt Nam, ngoài hương vị thơm ngon, chúng có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Trong măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.

Tuy nhiên, măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Dưới đây là 4 điều kiêng kỵ ai cũng phải biết khi ăn măng cụt.

Không ăn quá nhiều măng cụt

Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương với 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần ăn 2 - 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như: nhiễn axit alactic, gây dị ứng, cản trở quá trình đông máu, táo bón…

Người bị bệnh về tiêu hóa không ăn măng cụt

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, tiểu đường

Những kiêng kỵ phải biết khi ăn măng cụt (Ảnh minh họa)

Với những người có bệnh về tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy,... hoặc hệ tiêu hoá kém thì nên hạn chế ăn măng cụt, vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón và kích thích dạ dày, không tốt cho dạ dày.

Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, tiểu đường

Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

Bệnh nhân ung thư không ăn măng cụt

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.

Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

Người tiểu đường có ăn măng cụt được không?

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, tiểu đường

Đúng là măng cụt có vị ngọt. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi người đái tháo đường vẫn có thể ăn được loại trái cây này mà không ảnh hưởng đến đường huyết. Chỉ số đường huyết của măng cụt là 25, thuộc nhóm thấp không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người đái tháo đường. Ví dụ như vitamin A, C, E, garcimangoson A, B, C, gartanin… giúp chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch.

Khi sử dụng măng cụt, bạn chỉ cần lưu ý là không nên dùng quá nhiều mà bỏ quên các loại rau củ quả khác. Bởi dù tốt nhưng măng cụt không thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có rất nhiều rau củ quả khác chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất cao, giúp đường huyết của bạn ổn định tốt hơn.

Xem thêm: Nam thanh niên nhổ lông mũi, nhưng chết vì nhiễm trùng nội sọ? Lông mũi “thò” ra có phải nhổ không?

Theo: Ngoisao.vn

Tags: