Khi kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khu vực ASEAN thì việc tăng sự hiện diện của hàng Việt trong thị trường này là rất cần thiết, tận dụng tối đa cơ hội giữa biến động thuế quan. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm nhiều hơn, chủ động và linh hoạt trong cách tiếp cận, thấu hiểu thị trường, cũng như vượt qua những rào cản.
Khi kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khu vực ASEAN thì việc tăng sự hiện diện của hàng Việt trong thị trường này là rất cần thiết, tận dụng tối đa cơ hội giữa biến động thuế quan. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm nhiều hơn, chủ động và linh hoạt trong cách tiếp cận, thấu hiểu thị trường, cũng như vượt qua những rào cản.
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững ... Lối thoát nào cho hàng Việt xuất khẩu trước mức thuế quan mới của Mỹ?Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa có gợi mở cho các doanh nghiệp (DN) Việt tham gia triển lãm bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương 2025 sẽ diễn ra tại Singapore vào thượng tuần tháng 6/2025. Qua đó các DN có thể kết nối khách hàng và đại diện các nhà bán lẻ hàng đầu, cũng như khám phá các tiềm năng mới của bán lẻ (từ nâng cao trải nghiệm của khách hàng đến các chiến lược chuyển đổi số).Chủ động và linh hoạt tiếp cận
Hoặc gần đây, nhân việc Việt Nam trở thành đối tác cung ứng thủy sản thứ tư tại thị trường Singapore, phía thương vụ cho biết sẽ tiếp tục kết nối giao thương các DN thủy sản Việt Nam và Singapore, tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm thủy sản tại nước này.
|
Một buổi kết nối giao thương giữa đại diện nhà bán lẻ Thái Lan với DN xuất khẩu của Việt Nam. |
Qua đó giúp tăng tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Singapore. Nhất là hỗ trợ các DN tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị phần các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại địa bàn Singapore trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo, các DN thủy sản Việt Nam cần tập trung kiểm soát giữ tốt chất lượng hàng hóa, thường xuyên cập nhật các quy định của nước sở tại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Có thể nói những gợi mở, hỗ trợ kết nối giao thương và kể cả khuyến cáo như vậy là rất cần thiết cho DN Việt trên bước đường thâm nhập sâu hơn ở thị trường Singapore nói riêng và khu vực ASEAN nói chung trong bối cảnh thị trường thương mại toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn từ biến động thuế quan ở Mỹ.
Như với thị trường Thái Lan, trong một hội thảo được tổ chức ở Tp.HCM hôm 22/5 để bàn về việc thâm nhập thị trường này, đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam, cho biết đang xúc tiến việc xuất khẩu (XK) trái vải thiều sang Thái Lan khi mua vải thiều đang đến gần.
Để hàng Việt thâm nhập thành công ở thị trường Thái, ông Chailermchai Pornsiripiyakool, Phó Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Quốc tế và Phát triển bền vững Tập đoàn Central Retail Việt Nam, có lời khuyên cho các DN Việt là chú trọng đến bao bì hấp dẫn, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ quy định về nhãn mác và hướng đến phát triển xanh.
Hơn nữa, theo ông Pornsiripiyakool, giá cả sản phẩm phải hợp lý, kết hợp với các chương trình khuyến mãi theo mùa. Đồng thời, việc cung cấp thông tin rõ ràng và làm nổi bật điểm mạnh của sản phẩm là rất quan trọng để thu hút người tiêu dùng. Hiện, các mặt hàng Việt Nam có tiềm năng lớn tại thị trường Thái Lan bao gồm hải sản, khoai lang, thanh long, cà phê, nước sốt và gia vị.
Còn theo bà Hồ Thị Quyên, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM (ITPC), để tận dụng tối đa cơ hội, các DN Việt Nam cần vượt qua các thách thức khi XK sang Thái Lan như: Rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn, cạnh tranh với sản phẩm nội địa, hạn chế trong XK một số mặt hàng; về chất lượng, bao bì, và khả năng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đặc thù của người Thái…
“Điều này đòi hỏi các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cập nhật kiến thức thị trường, chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững và mở rộng hợp tác quốc tế. Chính sự chủ động và linh hoạt trong cách tiếp cận sẽ giúp DN Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường Thái Lan, góp phần thúc đẩy XK”, bà Quyên nói.
Nên biết thêm, tính riêng 4 tháng đầu của năm 2025, kim ngạch XK của Việt Nam sang Thái Lan đạt 2,67 tỷ USD, chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi chiều ngược lại, nhập khẩu từ Thái Lan đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng đến 18,5%. Thái Lan hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối ASEAN, theo sau là Indonesia, Philippines…
Các mặt hàng Việt Nam XK chủ yếu vào Thái Lan bao gồm: Máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; dầu thô; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Nên tận dụng tối đa cơ hội
Hoặc như với thị trường Philippines, trong trung tuần tháng 5/2025 Thương vụ Việt Nam tại nước này đã có cập nhật tiềm năng, thực trạng hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Philippines. Trong đó cho thấy Việt Nam còn nhiều dư địa mở rộng XK đối với các lĩnh vực khác sang Philippines.
Đầu tiên là sản phẩm nông nghiệp. Mặc dầu cơ cấu nông sản hai nước có nhiều nét tương đồng nhưng không cạnh tranh, trong nông nghiệp vẫn có nhiều khả năng xuất khẩu triển vọng và hợp tác phát triển hơn nữa với Philippines từ giống cây ăn quả, giống thủy hải sản cho tới các sản phẩm hoa quả cận nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế về giống tốt và năng suất cao nhưng chưa XK được sang Philippines.
Theo phía thương vụ, bên cạnh mặt hàng gạo, Philippines còn là thị trường có tiềm năng và dư địa XK cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các loại nông sản tươi sống. Có nhiều mặt hàng, ngành hàng ưu tiên mà nước này rất cần và ta có khả năng đáp ứng nhưng chưa được khơi thông (như hoa quả tươi).
Ngoài ra, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, phân bón, hóa chất, các loại dụng cụ, máy móc, chế tạo, sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng…cho thị trường Philippines cũng còn nhiều dư địa và tiềm năng khai thác.
Mặt khác, các DN Việt cũng nên lưu ý thị trường Philippines cũng là thị trường có nhiều thách thức và rủi ro đối với hàng hóa XK của Việt Nam, đòi hỏi phải có sự kiên trì và có chính sách quảng bá, marketing và xâm nhập thị trường một cách phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh những thị trường kể trên, thực tế cho thấy việc XK của Việt Nam vào khu vực ASEAN vẫn chưa tương xứng với cơ hội và tiềm năng. Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính từ đầu năm 2025 đến ngày 15/5, kim ngạch XK vào ASEAN đạt 12,42 tỷ USD (chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 389 triệu USD). Và thị trường khu vực này hiện xếp thứ 4 trong các thị trường XK của Việt Nam (xếp sau Mỹ, Trung Quốc và EU).
Để cải thiện kim ngạch XK và tăng sự hiện diện của hàng Việt tại khu vực ASEAN, điều kỳ vọng là thời gian tới các DN Việt dành sự quan tâm nhiều hơn và tận dụng tối đa cơ hội ở thị trường này. Và nhất là hàng Việt XK phải tạo dựng được lòng tin, uy tín trong khu vực, phải nỗ lực để thay đổi “tiềm thức” của người tiêu dùng ASEAN đối với các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Thế Vinh
Theo: Nguồn vnbusiness.vn