Cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng mạnh trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp những bất ổn. Việt Nam vẫn là thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng mạnh trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp những bất ổn. Việt Nam vẫn là thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/2, nhiều cổ phiếu trụ cột tăng giá trở lại sau nhiều phiên suy giảm khá sâu, với chỉ số VN-Index về sát ngưỡng 1.020 điểm hôm 27/2, thấp hơn nhiều so với mức 1.520 điểm hồi cuối tháng 3/2022.
Sáng 28/2, chỉ số VN-Index tăng 7-10 điểm.
Cổ phiếu Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lúc tăng trần thêm 1.800 đồng lên 27.550 đồng/cp. Cổ phiếu Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) cũng quay đầu tăng nhẹ.
Trừ Techcombank (TCB), các cổ phiếu ngân hàng nhóm VN30 đều tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm. Một số cổ phiếu bất động sản lớn cũng tăng giá nhẹ từ mức đáy lịch sử như: Novaland (NVL) tăng 100 đồng lên 10.850 đồng/cp; Bất động sản Phát Đạt (PDR) tăng 100 đồng lên 10.300 đồng/cp…
Cổ phiếu tăng điểm trên diện rộng trong bối cảnh sức cầu bắt đáy gia tăng và nhiều nhà đầu tư kỳ vọng một số doanh nghiệp lớn trên sàn có thể xoay được nguồn vốn để giải quyết những khó khăn hiện tại như: dòng tiền sụt giảm, gánh nặng nợ nần lớn và thị trường bất động sản trầm lắng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Gần đây, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn đã hoán đổi cổ phần thành công cho đối tác ngoại Dallas Vietnam Gamma Ltd. để hủy lô trái phiếu 4.600 tỷ đồng, giảm gánh nặng nợ nần.
Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có nhiều vị trí đắc địa. (Ảnh: VRE)
Đối với việc xử lý các khoản nợ trái phiếu trong nước, Novaland đã và đang cân đối và nỗ lực đề xuất các phương án có thể để thực hiện nghĩa vụ với trái chủ bao gồm: thanh toán lãi đến hạn, giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp hoặc hoán đổi tiền gốc, lãi trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do công ty đang đầu tư và phát triển.
Nhiều nhà đầu tư cũng kỳ vọng vào khả năng các doanh nghiệp lớn xoay được nguồn vốn để giải quyết những khó khăn hiện tại khi mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao triển vọng của Việt Nam.
Ông lớn bán lẻ Thái Lan Central Retail (tập đoàn sở hữu thương hiệu Big C - Go) vừa công bố đầu tư thêm 1,45 tỷ USD để mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam.
Giám đốc điều hành của Central Retail Corporation (CRC), ông Yol Phokasub, cho biết,Central Retail đặt tham vọng trở thành nhà bán lẻ đa kênh số 1 ngành thực phẩm và số 2 mảng bất động sản - trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2027. Central Retail nhìn nhận Việt Nam là thị trường trọng điểm thông qua sự tăng trưởng kinh tế liên tục với tiềm năng mạnh mẽ.
Trong khi đó, Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là nhà phát triển, quản lý và vận hành hàng đầu với thâm niên lâu đời nhất tại Việt Nam.
Sau 18 năm Vincom Retail, có hàng chục trung tâm thương mại ở vị trí đắc địa khắp Việt Nam.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/2Sự kiện chứng khoán 28/2: Tập đoàn Hòa Phát có thể đạt lợi nhuận năm 2023 tăng 9%; Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Bùi Hải Huyền cùng hai thành viên trong ban lãnh đạo xin từ nhiệm sáng 27/2.
Thương vụ đình đám thời khó, doanh nghiệp tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận kỷ lụcCác doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt ghi nhận doanh thu đạt kỷ lục ở vào thời điểm thị trường bất động sản khó khăn. Đây là điểm sáng bùng lên nhờ thương vụ đình đám.
Bình luận
Theo: Nguồn vietnamnet.vn