Ngày 24/05/2021 08:43

Masan xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng

Masan đã có lợi thế dẫn đầu về kênh phân phối offline khi sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+ trên toàn quốc, kết hợp với hơn 300.000 điểm bán truyền thống...

TTO - Masan đã có lợi thế dẫn đầu về kênh phân phối offline khi sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+ trên toàn quốc, kết hợp với hơn 300.000 điểm bán truyền thống...

Masan xây dựng hệ sinh thái  tiêu dùng

Hệ thống siêu thị VinMart

Theo thỏa thuận hợp tác mới nhất giữa Masan Group với nhóm các nhà đầu tư, trong đó có "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba và Quỹ đầu tư Baring Private Equity (BPEA), nhóm nhà đầu tư này sẽ "rót" 400 triệu USD mua cổ phần phát hành mới của The CrownX, tương ứng tỉ lệ sở hữu 5,5%.

"Chúng tôi có chiến lược về hàng hóa, có quy mô lớn để có thể đàm phán mua được hàng từ nhà cung cấp với giá tốt hơn, có sản phẩm tự sản xuất, có sự tinh gọn trong mô hình bán lẻ. Đây là mô hình "win - win" khi nhà bán lẻ có thể bán hàng tốt hơn, người mua hàng có trải nghiệm tốt hơn".

Ông Danny Le (tổng giám đốc Tập đoàn Masan)

Với thỏa thuận này, định giá sau phát hành của The CrownX (công ty hợp nhất Masan Consumer và VinCommerce) là 7,3 tỉ USD. Trong khuôn khổ của giao dịch, VinCommerce (VCM) sẽ thiết lập thỏa thuận hợp tác chiến lược với Lazada - nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba.

Theo đó, VCM sẽ là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada. Hai bên sẽ cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành ngành hàng chủ chốt của thương mại điện tử, phát triển tính năng cung ứng hàng hóa cho các đơn hàng online tại các điểm bán offline của VCM, phát huy sức mạnh hiệp lực từ nền tảng cung ứng và giao vận của hai bên để tối ưu và tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng

Các giao dịch củng cố tầm nhìn của các cổ đông về tiềm năng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ ứng dụng công nghệ đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người tiêu dùng trên toàn quốc.

Hệ sinh tháitiêu dùng - bán lẻứng dụng công nghệ

Có thể nói, các hợp tác kể trên là một phần trong chiến lược của Masan nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi offline-to-online (O2O) của The CrownX.

Tận dụng lợi thế kênh offline và lấn sân sang mảng online chính là hướng đi đã được Masan công bố từ năm 2020. Masan đã có lợi thế dẫn đầu về kênh phân phối offline khi sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+ trên toàn quốc, kết hợp với hơn 300.000 điểm bán truyền thống nhờ vào mối quan hệ mật thiết của Masan Consumer.

Khi hợp tác với Lazada, hàng hóa của Masan sẽ tiếp cận với 20.000 khách hàng của trang e-commerce này. Ở chiều ngược lại, nhu yếu phẩm cũng sẽ là mặt hàng thu hút lưu lượng truy cập vào Lazada. Masan đặt mục tiêu tổng giá trị hàng hóa từ kênh online của The CrownX chiếm ít nhất 5% tổng doanh số bán hàng của công ty trong thời gian tới.

Masan gọi nền tảng "tất cả trong một" này là Point of Life. Tại Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu chiếm đến 50% quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ này vẫn chưa được phục vụ đúng cách và còn rất nhiều dư địa đểphát triển.Một ví dụ dễ nhận thấy là tại các trang thương mại điện tử, phần lớn các sản phẩm được bán là các mặt hàng không thiết yếu, giá trị cao và tần suất mua hàng thấp như thiết bị điện tử, thời trang, mỹ phẩm... Nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ uống là mặt hàng người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm thường xuyên, tần suất sử dụng mỗi ngày, giá trị mỗi đơn hàng thấp nhưng khả năng tiếp cận thông qua kênh online vẫn còn rấthạn chế.

Các siêu ứng dụng cũng là một phần trong kế hoạch bài bản của Masan. Khi có chuỗi cung ứng hàng hóa offline tốt, Masan tích hợp bán hàng trên siêu ứng dụng và các sàn thương mại điện tử.

Nguồn dữ liệu từ tệp khách hàng offline và online cũng là một "mỏ vàng" quý giá đối với các doanh nghiệp am hiểu về sức mạnh của phân tích dữ liệu.

Lãnh đạo Tập đoàn Masan cho biết: "Masan hiện xử lý hơn 1 triệu giao dịch mỗi ngày và con số này sẽ tăng gấp 5-10 lần vào 2025. Khối lượng giao dịch đồ sộ này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn dữ liệu quý giá để thấu hiểu người tiêu dùng và phục vụ họ tốt hơn".

Tích hợp phục vụ dịch vụ tài chính

Không chỉ có nhu yếu phẩm và hệ thống điểm bánoffline-to-online, The CrownX còn có kế hoạch tích hợp cung cấp dịch vụ tài chính. Và đối tác của họ không ai khác hơn chính là Ngân hàng Techcombank.

Hiện nay, VinMart đang có mặt trên ứng dụng VinID với 9 triệu người dùng, Techcombank với 5 triệu người dùng và nhiều ứng dụng mua sắm khác. Khách hàng có thể đặt hàng thông qua ứng dụng, tích lũy điểm để quy đổi ra chiết khấu, cập nhật thường xuyên các chương trình khuyến mãi, thanh toán không dùng tiền mặt và được giao hàng tận nơi.

Bắt đầu từ năm nay, VinCommerce sẽ triển khai các dịch vụ tài chính do Techcombank cung cấp, ít nhất trên 50% số cửa hàng. Techcombank với 300 chi nhánh tại khu vực thành thị sẽ kết hợp với khoảng 1.500 điểm bán VinMart+ (trong năm nay) để trở thành các điểm phục vụ đời sống tài chính cho người dân.

The CrownX là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (Masan Consumer Holdings), thịt có thương hiệu (Masan MEATLife) và dịch vụ tài chính (TCB) liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt. Đó là chương đầu tiên trong hành trình "Point of Life". Điểm đặc biệt là hệ thống này không chỉ có mặt ở thành thị mà còn phủ sóng tại nông thôn.

Nhà sản xuất, người tiêu dùng được hưởng lợi

Masan xây dựng hệ sinh thái  tiêu dùng

Sản phẩm tại VinMart đáp ứng tiêu chí tươi ngon thượng hạng - Ảnh: MASAN

The CrownX sẽ tiếp tục nhận đầu tư từ 300-400 triệu USD và có thể là hơn nữa để phát triển hệ thống, đầu tư cho chuỗi cung ứng và kết hợp công nghệ nhằm mở rộng thị phần và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Thị trường tiêu dùng bán lẻ của Việt Nam sẽ thay đổi cả về "chất" và "lượng", tạo ra giá trị to lớn cho toàn chuỗi giá trị phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%, đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.

Có 'lời' trong quý 1 nhưng Masan vẫn còn 'phập phồng' với VinCommerce

TTO - Tăng trưởng đều từ các công ty thành viên đã giúp Masan Group có doanh thu 19.977 tỉ đồng trong quý 1-2021, tăng 13,3% so với cùng kỳ và vẫn còn "phập phồng" với chuỗi hệ thống bán lẻ VinCommerce.

A.Đ.

Theo: Nguồn tuoitre.vn