Việc mắng con không phải là cách giáo dục hiệu quả mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý của trẻ.
Việc mắng con không phải là cách giáo dục hiệu quả mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý của trẻ.
Trẻ ít nói, tính cách hướng nội
Đặc điểm chung của những đứa trẻ là thích khám khá những điều mới. Tuy nhiên, sau khi bị bố mẹ mắng nhiều lần, bé sẽ dần thu minh ở trong một góc và không muốn tiếp xúc với nhiều người.
Cha mẹ mắng con nhiều lần vì trẻ làm sai sẽ tạo ra tâm lý sợ hãi. Bé cho rằng cha mẹ không hài lòng Dần dần, bé sẽ không còn quan tâm đến những thứ mới và tính cách cũng sẽ thiên về hướng nội.
Không dám đối mặt với khó khăn
Cha mẹ mắng con với mục đích răn đe, giáo dục, ngăn chặn những hành vi nghịch ngợm hoặc chỉ ra những điểm sai của trẻ. Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng ngược lại.
Về lâu dài, trẻ sẽ không muốn đối mặt với cha mẹ khi gặp phải vấn đề khó khăn. Khi gặp các vấn đề trong cuộc sống, suy nghĩ đầu tiên của trẻ sẽ là chạy trốn thay vì đối mặt.
Trẻ càng ngày càng hư
Quát mắng đôi khi không giải quyết được vấn đề mà nó còn khiến trẻ càng cư xử tệ hơn và để lại hậu quả lâu dài.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhiều gia đình có con ở độ tuổi trên 13, khi bị bố mẹ quát mắng, chúng không trở nên ngoan ngoãn hơn mà có xu hướng gia tăng các hành vi xấu.
Thay đổi cách phát triển của não bộ
Một nghiên cứu so sánh khi quét MRI não của những người từng bị cha mẹ mắng khi còn nhỏ với những người không gặp tình trạng này cho thấy sự khác biệt đáng kể về thể chất trong các phần của não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
Trầm cảm
Ngoài việc bị tổn thương và sợ hãi vì những lời mắng mỏ của người lớn, trẻ có thể gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành.
Một số nghiên cứu theo dõi hành vi của những đứa trẻ ở độ tuổi 13 thường xuyên bị cha mẹ quát mắng phát hiện ra rằng có sự gia tăng đáng báo động của các triệu chứng trầm cảm, lo lắng quá mức, khó tin tưởng vào người khác.
Xem thêm
Theo: xahoi.com.vn